您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Famalicao vs Vitoria Guimaraes, 03h30 ngày 9/2: Ca khúc khải hoàn
NEWS2025-02-12 15:08:08【Bóng đá】6人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 08/02/2025 06:26 Bồ Đào Nh giải ngoại anhgiải ngoại anh、、
很赞哦!(358)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Frankfurt, 0h30 ngày 9/2: Khách lấn chủ
- Bị vợ Trần Thiện Thanh phản ứng, Đức Tuấn: Tôi không sửa lời 'Hoa trinh nữ'
- Ước mơ giản dị của gái quán bar
- Samsung có thể phải hủy sản xuất chip 2 nm
- Nhận định, soi kèo Nakhon Pathom vs Khonkaen United, 18h00 ngày 9/2: Khách ‘tạch’
- Cử nhân lịch sử khởi nghiệp trồng cây và làm du lịch ở độ cao 800m
- Lucy Như Thảo chia sẻ bí quyết có vòng eo 60cm
- Thanh Lam, Lưu Thiên Hương chấm Sao Mai 2018
- Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Union Berlin, 21h30 ngày 8/2: Mùa giải nhọc nhằn
- Khán giả soi loạt sạn 'khủng' trong phim bom tấn truyền hình của 'Vũ trụ VTV'
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Lechia Gdansk vs Lech Poznan, 23h30 ngày 9/2: Củng cố ngôi đầu
- Bước vào, đã nghe tiếng các cháu chào từ xa: con chào cô Hạnh, con chào cô Hạnh Trường Sa, chào cô Hạnh kể chuyện ma...
Đó là những đứa trẻ lễ độ, cởi mở và tự chủ. Đã qua hai năm những trẻ mồ côi vì Covid này vào sống với nhau ở trường, với các thầy cô như một gia đình lớn.
Gần 300 đứa trẻ, đủ mọi lứa tuổi, tình cảnh và từ các địa phương khác nhau được đón về đây, đứa nào cũng ngơ ngác, buồn bã khi vừa mất cha, mẹ hay ông, bà. Những người thân yêu nhất cả đời chung sống và nuôi dưỡng nó, mà chỉ vài ngày, bỗng biến mất.
Trong một bài viết gần đây, giám đốc Dự án trường Hy vọng viết về đội tuyển bóng đá của trường, tôi đọc được, tự nhiên chảy nước mắt, rằng đội bóng có số thành viên đông nhất là từ TP HCM đến. Vào giữa năm 2021, nơi lãnh hậu quả trĩu nặng, thảm khốc nhất của đại dịch chính là TP HCM. Gần 3.000 đứa trẻ không kịp xé khăn tang.
Trong những đứa tôi chú ý nhất, mà ít khi nói chuyện chỉ nhìn từ xa vì cháu ít nói, lầm lì, là Đặng Gia Hy. Tôi còn nhớ như in câu chuyện rất buồn chiều ngày 21 tháng 10 năm 2021.
Tôi trong đoàn của chương trình "Vòng Tay Việt" tìm thăm cháu ở nhà. Chiều muộn, nhà đã khóa cửa ngoài, lạnh ngắt tấm bảng rao cho thuê. Gọi một trong hai số điện thoại trên bảng thì gặp dì Linh của Hy. Phản xạ của dì Linh là nghe hỏi đến Hy, chợt nói nhỏ lại như sợ chạm mạnh làm đau đứa cháu: dạ, nó chịu mở miệng nhưng cũng chẳng nói bao nhiêu.
Đầu tiên, bà ngoại cháu ra đi, rồi mẹ cháu mất sau đó một tuần. Ông ngoại cháu nhập viện mà luôn dặn phải cố giấu chuyện mẹ cháu mất để ông về lựa lời an ủi. Rồi, ông cũng đột ngột đi luôn. Hai vợ chồng tôi điếng hồn, cấp tốc "bốc" thằng cháu trai duy nhất khỏi căn nhà hoang lạnh. Giờ không biết tính sao...
Tình cảnh còn thảm hơn khi dì dượng muốn làm giấy nhận bảo hộ cho cháu thì bị từ chối, vì cha cháu bỏ mẹ cháu từ khi mới sinh một tháng, vậy giờ phải đăng bố cáo tìm ông ấy để ông từ chối quyền làm cha.
Tôi chạy nhờ luật sư thì luật sư nói, phải vậy đó nhưng xong thủ tục này cũng phải hai năm, lúc đó, cháu đã 18 tuổi, chẳng cần giấy tờ bảo hộ nữa.
Đó là lời kể vắn tắt nhất của dì Linh về tình cảnh tréo ngoe của cậu bé ba lần mồ côi.
Hôm nhà trường dò theo địa chỉ đến nhà tìm hiểu để xin đón cháu về trường thì dì của Hy "mật báo" cho tôi, để cử người đến nhà, giả làm thân nhân cùng dì dượng Gia Hy dò xét xem "người của nhà trường" có thực bụng không.
Rồi Hy vô trường, dần dần trở lại "bản chất" một cậu bé khỏe mạnh, ham học và ham chơi, "lên chức" rất nhanh tới tiểu đội trưởng đội trồng rau mồng tơi.
Tôi nhìn luống rau xanh mướt, lá dày khỏe mạnh, hình dung cậu bé đã thấy đời xanh lại.
Để viết bài này, tôi tìm gặp Hy, sau khi đã học hết lớp của trường Hope, đã trở về thành phố, vào cao đẳng. Hy vừa được xếp hạng ba cuộc thi Microsoft Word bằng tiếng Anh.
Tôi nhắn tin và Hy hẹn giờ gọi lại. Đúng giờ, Hy gọi, giọng thân mật vừa phải, nhanh nhẹn vừa phải, dạ, con vừa đi học về, nghỉ trưa một lát rồi con đi làm tới tối. Con chọn học môn con thích nhất từ nhỏ là Ứng dụng di động, ngành công nghệ thông tin. Mà sao con chọn học cao đẳng thay vì đại học? Con tự lượng sức, hơi ngại môn tiếng Anh nên chọn phương án chắc ăn, giờ học ổn rồi, con sẽ học lên tiếp ạ. Về chi tiêu, dì dượng con có cho tiền hàng tháng, con xin đi làm thêm, mỗi tháng cũng được 5 triệu rưỡi. Dì dượng dặn con kỹ lắm, học cho chăm và xài tiền tiết kiệm.
Chờ mãi không nghe anh chàng tự giác nói về cái... hạng ba, tôi hỏi. Hy nói, dạ con quên. Môn máy tính là con thích nhất, mẹ con biết con học kết quả vậy chắc mẹ mừng lắm. Hy bỗng hơi nghẹn giọng, ngừng một hồi lâu. Tôi để cho cơn xúc động của Hy trôi qua, hỏi chuyện ở trường Hope, hồi đó con tài giỏi lắm sao mà lên chức Tiểu đội trưởng đội trồng rau nhanh vậy? Hy đã bình tĩnh lại, dạ không, tại con cao lớn hơn các bạn chứ con cũng có nhiều vi phạm ạ.Ôi, vi phạm, phạm gì? Con hay quát các em nhỏ làm sai, hay đùa giỡn thái quá, có một lần chửi thề nữa.
Tôi vừa nghe tự khai khuyết điểm của Hy, vừa cảm động nhớ lại. Cậu bé này từ khi vừa đầy tháng, bố đã bỏ đi. Từ đó, mẹ đi làm cả ngày, ở nhà với ông bà, chắc khó... kết bạn. Vậy rồi ba người thân yêu kéo nhau đi một lúc, đã trơ trọi từ lọt lòng lại còn ba lần mồ côi.
Lúc đó, nếu không có một ngôi trường mà cuộc sống cộng đồng làm trẻ nguôi ngoai nỗi bất hạnh và cùng bạn bè lớn lên, cùng học cùng chơi thân ái như một gia đình đông con, náo nhiệt cả ngày thì Hy sẽ sống ra sao?
Tôi đã đến trường nhiều lần, lặng lẽ quan sát. Bọn nhỏ học vừa đủ, mỗi ngày một buổi, chiều dành để lao động tại khu nhà ở hay trồng rau nuôi gà. Và điều hay là chúng được gặp hàng loạt vị khách là người nổi tiếng, chuyên gia trong những cuộc học ngoại khóa khiến chúng linh hoạt, hiểu biết nhiều, có thực tế cuộc sống nhiều. Ngồi ở đây, ngày cuối tuần, tai bạn sẽ nghe, đứa hát, đứa đàn piano, guitar, hay chơi trống Jazz; còn các quý cô thì học làm bánh trong nhà bếp mới mà một mạnh thường quân vừa trang bị. Bao nhiêu tấm lòng lặng thầm chung vai gánh gồng cuộc sống hôm nay và ngày mai tụi nhỏ.
Tôi thực lòng thấy an tâm về Gia Hy. Học hành chăm chỉ, siêng năng chịu khó làm thêm, vẫn giữ tình thương mến thương với dì dượng, nhớ mẹ khôn nguôi và không hề ảo tưởng gì với những thành tích đầu đời... Tự tin, điềm tĩnh, định rõ hướng tương lai để bước tới. Vậy là "nhịp cầu" trường Hope đã đưa Gia Hy trở lại cuộc sống một thanh niên vào đời tự lập bình thường.
Mừng cho con, Gia Hy, một nạn nhân quá thảm của đại dịch đã gặp được đúng niềm Hy Vọng và đã tự tin tự chủ trở lại cuộc sống bình thường.
Vũ Kim Hạnh
">Ba lần mồ côi
Vì suy nghĩ nông cạn, tôi đã đi từ cái sai này đến cái sai khác (Ảnh minh họa: Freepik). Tôi nhận trách nhiệm đưa anh về vì tôi là nguyên nhân khiến anh phải uống nhiều như vậy. Nhưng hôm đó, thay vì đưa anh về nhà, tôi đã đưa anh vào một nhà nghỉ gần đó.
Tôi đã không thể lý giải nổi tại sao mình lại hành động như vậy? Cũng có thể tình cảm tôi dành cho anh nhiều hơn tôi nghĩ. Và đêm đó, chúng tôi đã ngủ cùng nhau.
Anh tỉnh dậy trong sự ngỡ ngàng, ngơ ngác, miệng liên tục nói lời xin lỗi. Tôi thú nhận, mình có tình cảm với anh. Chuyện này là do tôi chủ động, anh không cần áy náy. Tôi cũng hứa với anh rằng, đây là bí mật chỉ hai người biết, anh hãy coi như nó chưa từng xảy ra.
Dĩ nhiên, mọi thứ không còn có thể bình thường như trước. Sau chuyện đó, tôi bất ngờ bị chuyển sang phòng khác để phù hợp với chuyên môn hơn. Sau này mới biết, đó là đề xuất của anh.
Chuyện có lẽ sẽ dừng lại ở đó, nếu như tôi không có thai. Lúc đầu, tôi hoang mang và lo sợ. Tôi mới 26 tuổi, chưa chồng, giờ có bầu với người đàn ông có vợ thì biết phải làm sao? Hoặc là tôi phải nghỉ việc ở đây, hoặc là phá bỏ thai không để ai biết.
Nhưng rồi tôi nghĩ, có người mong con mãi chẳng có, sao mình có lại bỏ đi? Huống hồ tôi yêu anh, còn anh hẳn cũng đang khao khát có một đứa con, chắc sẽ vui mừng đón nhận. Tôi quyết định tìm anh nói chuyện.
Trái với suy nghĩ của tôi, anh không vui mừng mà tỏ ra hốt hoảng. Anh nói, dù tôi có quyết định sinh con, anh cũng không thể cùng tôi cho con một gia đình trọn vẹn, càng không muốn vợ mình khổ sở, tổn thương.
Cuối cùng, tôi tìm đến vợ anh, khóc lóc cầu xin, kể lại đầu đuôi mọi chuyện. Tôi nói anh không có lỗi, hôm đó cả hai đều say. Giờ tôi lỡ có bầu, chị cũng là phụ nữ, xin chị hãy khuyên anh giúp tôi để đứa trẻ đủ cha, đủ mẹ.
Hôm đó, chị ấy ngồi nghe tôi nói, mặt không chút cảm xúc, cũng không buông một lời nặng nề nào. Không rõ chị nói gì với chồng, mấy hôm sau anh gặp tôi nói rằng, vợ chồng anh sẽ ly hôn. Chúng tôi sẽ đăng ký kết hôn chứ không làm đám cưới để con chúng tôi danh chính ngôn thuận chào đời.
Mặc áo cô dâu lên xe hoa là ước mơ của mọi cô gái, ở tình cảnh này, tôi không có quyền đòi hỏi. Chúng tôi chỉ chụp tấm ảnh cưới, đợi ngày đẹp đi đăng ký kết hôn.
Anh không còn vui vẻ như trước đây, không nói, không cười, như thể đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Tôi tự nhủ không sao cả, sau này sống chung rồi con ra đời, anh sẽ hiểu gia đình thực sự là như thế nào. Tôi sẽ dùng tình yêu của mình để nuôi lớn tình cảm trong anh.
Thế nhưng, hai hôm trước, tôi ghé phòng làm việc của anh, thấy máy tính đang mở sẵn, trên tài khoản Zalo anh vừa gửi tin nhắn cho vợ cũ: "Chúc mừng ngày của em, cô giáo của anh. Ngàn lần xin lỗi vì đã làm em tổn thương. Sự cao thượng của em khiến anh cảm thấy hổ thẹn. Kiếp này không thể cùng em nắm tay đi đến già, kiếp sau xin cho anh được bù đắp nhé. Nhớ em".
Đọc đến đâu, lòng tôi tan hoang tới đó. Tôi vẫn biết anh yêu vợ nhiều và việc ly hôn này là do vợ anh thuyết phục. Chị ấy không muốn chồng vì mình mà từ chối niềm may mắn được làm cha.
Nhưng dù tôi và anh có kết hôn, có con chung đi nữa, tình yêu anh dành cho tôi vẫn không có. Tất cả chỉ là trách nhiệm. Đó là thứ tôi cần ở anh hay sao? Anh không hạnh phúc đã đành, tôi cũng làm sao vui vẻ khi biết lòng anh chỉ hướng về vợ cũ.
Từ khi đọc được tin nhắn, tôi đã nghĩ rất nhiều. Tôi không sai khi yêu anh, nhưng sai vì đã cố làm "người thứ ba" chen vào cuộc đời anh. Tôi khiến một cuộc hôn nhân đẹp tan vỡ, khiến họ đau khổ, còn bản thân cũng chẳng hạnh phúc gì.
Tôi đang tính sẽ nghỉ việc, rời khỏi thành phố này, một mình nuôi con, trả anh về cho chị ấy. Nhưng nếu tôi làm vậy, liệu có bất công với con của tôi không? Tôi đã để con đến với thế giới này, rồi lại cướp mất quyền được sống cạnh bố. Tôi không biết lựa chọn nào sẽ nhẹ nhàng nhất cho tất cả.
Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: [email protected]. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.
">Đọc tin nhắn chồng sắp cưới gửi cho vợ cũ, tôi nhận ra mình đã quá sai lầm
- "Ranh giới" - tác phẩm sơn mài của nhà thiết kế Yên Khê sẽ tham gia phiên đấu giá nghệ thuật của nhà Christie’s vào ngày 18/10 tới tại London. Huyền Thoại DJ thế giới biểu biễn tại đại lễ hội EDM Việt Nam">
Ranh giới của Trần Nữ Yên Khê được đấu giá tại nhà Christie’s
Nhận định, soi kèo PSG vs Monaco, 3h05 ngày 8/2: Khẳng định vị thế
- Lady Gaga đã đánh bại Christina Aguilera, Demi Lovato, Backstreet Boys, Maroon 5, Cardi B, Diana Krall để giành được giải thưởng cho màn trình diễn nhạc Pop song ca xuất sắc nhất cho "Shallow" (kết hợp cùng Bradley Cooper) - ca khúc nhạc phim đình đám của "A Star Is Born".
Đây cũng chính là ca khúc đã mang về chiến thắng cho cô tại giải Quả cầu vàng cũng như đề cử Oscar 2019.
Lady Gaga 'ôm' giải Grammy thứ 3 trong lễ trao giải. Ngay sau khi được gọi tên, Lady Gaga đã có bài phát biểu đầy cảm xúc. Cô gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người và cảm thấy biết ơn khi được là một phần của bộ phim này.
"Bộ phim đề cập đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Rất nhiều nghệ sĩ chúng tôi phải đối mặt với điều đó. Vì vậy, nếu bạn thấy ai đó đang đau lòng, hãy đồng cảm và chia sẻ với họ. Nếu bạn đang bị tổn thương, hãy dũng cảm chia sẻ điều đó với những người thấu hiểu mình", Lady Gaga phát biểu.
Lady Gaga phát biểu tại lễ trao giải Grammy 2019. Trước khi đêm trao giải chính thức được diễn ra, Lady Gaga đã được thông báo chiến thắng ở 2 hạng mục: Màn trình diễn nhạc Pop cá nhân xuất sắc nhất với Joanne (Where Do You Think You're Goin'?) và Ca khúc nhạc phim xuất sắc nhất với "Shallow".
Kết quả một số hạng mục Grammy 2019
- Album của năm: Kacey Musgraves - Golden Hour
- Bản thu âm của năm: Childish Gambino - This is American
- Ca khúc của năm: Childish Gambino - This Is America
- Nghệ sĩ mới xuất sắc: Dua Lipa
- Bản thu âm nhạc Dance xuất sắc nhất: Dua Lipa - Electricity
- Album xuất sắc: Cardi B - Invasion of Privacy
- Album nhạc Pop xuất sắc nhất: Ariana Grande - Sweetener
- Trình diễn nhạc Pop xuất sắc nhất của bộ đôi/nhóm nhạc: Lady Gaga và Bradley Cooper - "Shallow"
- Bài hát xuất sắc nhất được sáng tác cho sản phẩm truyền thông: Lady Gaga và Bradley Cooper - "Shallow"
- Biểu diễn solo cho ca khúc nhạc pop xuất sắc nhất: Lady Gaga - Joanne
- Bài hát nhạc đồng quê xuất sắc nhất: Kacey Musgraves - Space Cowboy
- Album nhạc pop truyền thống hay nhất: Willie Nelson - My Way
Hà Lan
Nữ MC gốc Việt mặc đồ xuyên thấu lộ cơ thể trên thảm đỏ Grammy 2019
- Jeannie Mai - MC gốc Việt chọn trang phục xuyên thấu mặc như không trên thảm đỏ lễ trao giải Grammy 2019 sáng 11/2 tại Mỹ.
">Lady Gaga ôm giải Grammy thứ 3 chỉ trong 1 đêm
- Họ muốn biết chuyện gì đang xảy ra và ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh như thế nào. Họ nói thẳng luôn là thông tin "đi kèm nhiều tin đồn" nên độc giả của họ rất quan tâm.
Vì không thể kiểm chứng, tôi đành trả lời là tôi không có tư liệu gì để viết, ngoài thông tin trên truyền thông là "doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế". Tình trạng này hiện nay theo tôi quan sát là khá phổ biến. Chính việc "cứ nợ thuế thì bị tạm xuất cảnh" đang dần trở thành "bình thường mới" lại là điều đáng lo ngại.
Trong các đại án gần đây, một số doanh nhân cũng bị tạm hoãn xuất cảnh. Câu chuyện của họ hoàn toàn khác. Nhưng khi chưa biết điều gì đằng sau, thì cứ thấy một doanh nhân bị tạm hoãn xuất cảnh - dù được giải thích "vì lý do liên quan tới thuế" - người ta cũng sẽ nghi ngờ và đồn đoán đủ thứ.
Người dân, không biết điều gì đằng sau một quyết định, khó tránh khỏi suy đoán. Người nước ngoài cũng vậy. Bỗng nhiên một doanh nhân bị tạm hoãn xuất cảnh, họ sẽ đặt câu hỏi "điều gì đang xảy ra?", "phải chăng có gì đó với ngành kinh doanh này và đây chỉ là bước đầu"?
Khi những thông tin như vậy lan truyền, người ta sẽ lo ngại, không dám mạnh tay đầu tư. Điều đó ảnh hưởng xấu đến triển vọng thu hút đầu tư, cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến chính doanh nghiệp có người bị cấm xuất cảnh, và đến môi trường kinh doanh nói chung.
Khi đại diện doanh nghiệp bị "nêu tên làm gương" như vậy, các đối tác của doanh nghiệp có đặt câu hỏi như tờ báo nước ngoài tôi nói đến hay không? Đại diện doanh nghiệp không được xuất cảnh thì bạn hàng nước ngoài, trong nước còn dám tin tưởng không? Họ đang nợ thuế, mà khó khăn như vậy thì làm sao trả nợ. Họ không trả được tiền thuế, kinh doanh khó khăn thì họ cũng không trả được nợ chậm cho nhà cung ứng, tiền khách hàng ứng trước, không trả được nợ ngân hàng. Cuối cùng là không đáp ứng được hoạt động kinh doanh nữa. Cả nền kinh tế thua thiệt.
Hệ lụy đó liệu các cơ quan công quyền đã tính đến hay chưa?
Kinh tế toàn cầu và Việt Nam vừa gượng dậy từ giai đoạn khó khăn của Covid-19. Đằng sau các doanh nghiệp là rất nhiều khoản nợ được "khoanh" trong ngân hàng (mà ngân hàng cũng đang xin cơ chế để tiếp tục hoãn việc phân loại nhiều khoản nợ thành nợ xấu).
Chương trình hỗ trợ Covid ở các nước hết hiệu lực, người ta đang thấy bộc lộ dần những khó khăn của doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu. Suy thoái kinh tế vẫn là một rủi ro dù đã giảm đáng kể. Tốc độ tăng trưởng của hai đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đều được dự báo tiếp tục giảm trong năm tới, nếu hai nước này không có những động thái đáng kể hỗ trợ nền kinh tế, trong khi một số nền kinh tế lớn ở châu Âu đang chật vật.
Khi các thị trường tiêu thụ lớn chật vật, một nước dựa nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam sẽ cần sự tháo vát, nhanh nhạy và nỗ lực của các doanh nhân, xoay xở tìm đường ra để giữ việc làm cho mấy chục triệu lao động cả nước.
Câu chuyện bão Yagi cho thấy đóng góp của những doanh nghiệp, doanh nhân như vậy cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ đồng bào lúc khó khăn. Trong khi chính họ cũng có thể đang và sẽ bị ảnh hưởng xấu do những tác động kinh tế sau cơn bão.
Ngày 6/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân có điều kiện phát triển, hoạt động đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hiệu quả. Nhưng chỉ sau đó không lâu, câu chuyện "hoãn xuất cảnh vì chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế" dường như đi ngược tinh thần đó.
Vẫn biết có một cách suy nghĩ đơn giản quá mức là "không nộp thuế thì cấm xuất cảnh là đúng rồi". Nhưng đó có lẽ là suy nghĩ của những ai ít phải vật lộn với công cuộc kinh doanh mỗi ngày để giữ lại việc làm cho hàng trăm, hàng nghìn lao động.
Đặt trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức lớn của kinh tế toàn cầu và trong nước, chúng ta mới thấy trở ngại mà cách nghĩ đơn giản đó tạo ra. Và tính sâu xa, như tôi nói ở trên, khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu, thì cả nhà nước, lao động và toàn nền kinh tế đều thiệt. Các đối tác nước ngoài sẽ nhìn doanh nghiệp trong nước với con mắt dè chừng "liệu tôi làm ăn với ông này rồi năm sau ổng có bị rắc rối với pháp luật không?"
Vì vậy, cần đặt lại những thách thức doanh nghiệp đang phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bắt đầu giảm tốc dần để thông cảm hơn với họ, và phải coi đó là thách thức với toàn bộ nền kinh tế. Về mặt thị trường bên ngoài, với tư cách là một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với một thế giới rất mong manh: tăng trưởng kinh tế của các thị trường tiêu dùng hàng Việt Nam đang chậm lại, người dân nước họ gặp sức ép thắt lưng buộc bụng giảm chi tiêu, trong khi bất ổn địa chính trị và khả năng thay đổi chính sách nhanh chóng đang gia tăng.
Ở trong nước, khu vực kinh tế tư nhân đang đứng trước nguy cơ bị chèn lấn ngay trên sân nhà bởi làn sóng hàng Trung Quốc giá rẻ đang lan ra toàn cầu vì họ dư thừa công suất (một tình trạng mà các báo ở châu Âu đang coi là "vấn đề toàn cầu"). Trong bối cảnh như vậy, thứ doanh nhân cần không chỉ là lời cổ vũ suông, mà là những hỗ trợ thiết thực từ chính sách. Nếu chưa hỗ trợ được thì cần giảm bớt những gáo nước lạnh từ thanh tra, kiểm tra, hạn chế xuất cảnh không cần thiết làm nguội đi tinh thần doanh nhân.
Cách đây vài tuần, tôi đọc được bài "Chi một đồng cũng báo cáo" trên mục Góc nhìnvề câu chuyện chi tiêu trong khu vực công. Chốt bài có câu "Thiết kế luật pháp vì thế cần được xem xét lại: nếu quá thiên về đề phòng vi phạm, sẽ tạo ra sự cản trở, tự lấy đá ghè chân mình, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển". Nay thì dường như vấn đề gần giống như vậy cũng đang diễn ra ở chuyện kiểm soát khu vực tư.
Đừng để rồi không ai dám làm gì, dù ở khu vực công hay tư.
Hồ Quốc Tuấn
">Nợ thuế và hoãn xuất cảnh
Trong clip hậu trường được đoàn phim chia sẻ, Hồng Đăng do né tốt nên đã liên tục bị ăn tát vào... mũi. Cảnh quay phải làm đi làm lại trong đêm khiến Hồng Diễm phải thốt lên: "Ai bảo mũi anh cao quá?!" khiến Hồng Đăng đứng hình.
Trên phim Bảo chỉ bị ăn tát 1 lần. Hồng Diễm chia sẻ đây không phải lần đầu cô tát Hồng Đăng vì trong phim "Cầu vồng tình yêu" (2011) thực tế Hồng Đăng đã bị ăn tát. Nữ diễn viên tiết lộ: "Đăng là người né nhanh" và "tát vào mũi là do bạn diễn tránh nhanh quá".
Còn Hồng Đăng hài hước nói: "10 phát tát đều vào trúng mũi, đấy mới là cái khó. Bị tát đã quay đi rồi mà vẫn trúng vào mũi, thế mới là đỉnh cao, phát nào cũng như nhau. Tát má không đỏ mà mũi đỏ ủng lên".
Nhưng thực tế thì Hồng Đăng phải nhận tới 7 cái tát. Dù bị ăn tát nhiều lần nhưng Hồng Đăng không có vẻ gì là bực tức mà vẫn vui vẻ thực hiện các đúp tiếp theo trong sự ái ngại của Hồng Diễm.
Không bình luận về cái tát của Khuê dành cho Bảo, diễn viên Mạnh Trường hài hước viết: "Tôi thì ấn tượng nhất đoạn Khuê tát Bảo không phải vì cái tát mà là vì con mụn trên trán Khuê" khiến cả nữ diễn viên và nhiều người bật cười.
Mỹ Anh
Diễn viên 'Hoa hồng trên ngực trái' bị khán giả quây kín lúc nửa đêm
Diệu Hương và Trọng Nhân bị khán giả vây kín tại bối cảnh quay "Hoa hồng trên ngực trái".
">Hồng Đăng bị Hồng Diễm tát lia lịa trong 'Hoa hồng trên ngực trái'